First slide
Tên đề tài: Tuyển chọn một số vi sinh vật có khả năng chuyển hóa một số chất ô nhiễm của bùn thải ao nuôi tôm
Tổ chức chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Trần Hải My; KS. Phan Thị Hồng Hải
Lĩnh vực thực hiện: Khoa học tự nhiên
Mục tiêu: Tạo bộ giống cho hướng nghiên cứu sản suất chế phẩm vi sinh để xử lý ô nhiễm môi trường từ bùn thải của ao nuôi tôm sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm có ích phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Kết quả thực hiện: Từ các mẫu bùn thải ao nuôi tôm thu được ở Cần Giờ, đề tài đã phân lập được 10 chủng Bacillus, 26 chủng Pseudosomonas, 2 chủng Nitrobacter, 13 chủng Nitrosomonas, 19 chủng xạ khuẩn Streptomyces, 1 chủng xạ khuẩn Micromonospora, 10 chủng nấm men có nang bào tử và 5 chủng nấm men không sinh bào tử. Từ các chủng vi sinh vật phân lập được và từ bộ sưu tập giống, đã tuyển chọn được 51 chủng vi khuẩn, 9 chủng nấm men và 19 chủng xạ khuẩn có khả năng chịu mặn ở 30‰ để tiến hành khảo sát các đặc tính. Qua đó, đã tuyển chọn được các chủng có hoạt tính protease tốt nhất là hai chủng vi khuẩn B25, B29 và 3 chủng xạ khuẩn X17, S11 và S1; các chủng có hoạt tính cellulase tốt nhất là 2 chủng xạ khuẩn S1 và S11 và chủng nấm men N1; các chủng có hoạt tính amylase tốt nhất là 2 chủng vi khuẩn B29 và B28 và chủng xạ khuẩn S11. Hai chủng vi khuẩn có khả năng nitrat hóa tốt là chủng V13 và chủng V7, trong đó chủng V13 có khả năng oxy hóa 4+ thành NO2- mạnh nhất và chủng V7 có khả năng oxy hóa 2- thành NO3- mạnh nhất. Các chủng vi sinh vật khảo sát có khả năng hấp thu Pb tốt hơn Zn và Cu. Trong đó, các chủng có khả năng hấp thu Pb tốt nhất là chủng vi khuẩn V23 và V24, chủng xạ khuẩn X3, X11; các chủng có khả năng hấp thu Zn tốt nhất là chủng vi khuẩn V41 và chủng nấm men N10; các chủng có khả năng hấp thu Cu tốt nhất là chủng vi khuẩn V23 và chủng nấm men N3.
Thời gian bắt đầu: 01/05/2016
Thời gian kết thúc: 01/12/2016
Kinh phí thực hiện: 132.473.760 đồng
Cấp quản lý đề tài: Tỉnh
 
Đề tài liên quan