First slide
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata)
Tổ chức chủ trì: Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Nhứt
Lĩnh vực thực hiện: Khoa học nông nghiệp
Mục tiêu: xây dựng quy trình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng công nghệ tuần hoàn ở vùng ven đô thị của thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả thực hiện: Cá chình bông (Anguilla marmorata) được nuôi thử nghiệm bằng hệ thống tuần hoàn. Cá chình bông có khối lượng trung bình 97g được thả nuôi với mật độ 82 con.m-3 trong bể nuôi 4 m3 trong thời gian 393 ngày. Mỗi hệ thống nuôi tuần hoàn được thiết kế bao gồm: 01 tháp lọc nhỏ giọt, 02 lọc sinh học nối tiếp (vật thể bám chuyển động), 01 lắng li tâm, 01 bể nuôi và 01 hệ thống đèn UV. Toàn bộ thí nghiệm bao gồm 03 hệ thống nuôi tuần hoàn (3 lần lặp lại) thiết kế tương tự về kích thước và chức năng. Kết quả cho thấy chất lượng nước đạt tối ưu cho cá chình bông sinh trưởng trong suốt vụ nuôi, cá tiêu thụ thức ăn 1-2% khối lượng thân.ngày -1, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) = 2,44, tỷ lệ sống 82%, tốc độ tăng trưởng đặc trưng là 0,6%.ngày-1, cá đạt kích cỡ trung bình thu hoạch là 940g.con-1. Các chỉ tiêu đánh giá sự bền vững của mô hình như sử dụng nước là 727,2L.kg cá-1, điện tiêu thụ 2,1 kWh kg cá-1 và sodium bicarbonate 435,1 g kg cá-1. Cá tích lũy N, P, DM và COD là 31,2g, 9,8g, 425g, 927,7g tương ứng. Trung bình sản xuất 1kg cá chình bông trong hệ thống tuần hoàn thải ra môi trường là 129,4g N, 99,8g P, 1242,3g DM và 591,9g COD. Chi phí giá thành sản xuất của 1 kg cá chình bông bằng công nghệ tuần hoàn là 372.000 đồng. Trong đó, cá chình giống chiếm 41,9% và 32,8% của tổng chi phí sản xuất. Công nghệ nuôi cá chình bông bằng hệ thống tuần hoàn có thể ứng dụng cho vùng nuôi thủy sản ven đô thị ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thời gian bắt đầu: 01/01/2015
Thời gian kết thúc: 01/05/2017
Cấp quản lý đề tài: Tỉnh
 
Đề tài liên quan